Thứ Năm, 26 tháng 6, 2008

MIẾNG LÓT GIÀY

Truyện ngắn của NGUYỄN CÔNG TÙNG CHINH

Tùng Chinh nữ sĩ hứa gởi truyện mới cho Văn Đà Lạt 11 mãi mà chẳng thấy...
Đành phải scan cái truyện đã in hồi lâu lắc...cho mọi người đọc chơi. Ai đọc không ra thì cứ click vào chờ hình lớn hơn mà đọc. Có hư mắt thì cứ trách người không chịu gởi truyện, đừng trách kẻ quản trị blog này.




Thứ Ba, 24 tháng 6, 2008

VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT XƯA- ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NGÀY NAY

Xin cung cấp cho anh em mình một tư liệu lịch sử
Để bây giờ, dù đã ra trường 17 năm rồi, không chỉ khi "uống nước" ( mà lúc uống bia chẳng hạn) ta vẫn cứ..."nhớ nguồn"




Ngày 26.12 hàng năm được chọn làm Ngày Đại học Đà Lạt. Trường Đại học Đà Lạt nằm về phía Bắc hồ Xuân Hương, trên đường Phù Đổng Thiên Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km. Toàn bộ khu vực nằm trên một cụm đồi rất thơ mộng nhìn sang sân golf rộng khoảng 38ha với hơn 40 toà nhà lớn nhỏ ẩn hiện thấp thoáng giữa rừng thông.

Được thành lập do Nghị Định số 67/BNV/NA/P5 ngày 08.8.1957, Viện đại học Đà Lạt có cơ sở nguyên là Trường Thiếu Sinh Quân hỗn hợp Âu Á (École d’Enfants de Troupe de DaLat – Thành lập năm 1939), được quản lý do Hội đồng Giám mục Việt Nam và là Đại học tư thục đầu tiên tại Việt Nam. Với danh hiệu là Thụ Nhân tức trồng người, Viện Đại học Đà Lạt đã chính thức hoạt động từ năm học 1958 – 1959 với 5 Khoa (trường) Sư phạm, Văn khoa, Khoa học, Thần học và được biết đến nhiều nhất là Chính trị Kinh doanh.
Sau ngày đất nước thống nhất, theo quyết định 426/TTg ngày 27.10.1976 của Thủ tướng Chính phủ, Viện Đại học Đà Lạt được nhà nước quản lý và đổi thành Trường Đại học Đà Lạt. Trường đại học Đà Lạt là một trong số các trường đại học tổng hợp của cả nước, được đào tạo đại học theo các ngành khoa học cơ bản, phục vụ nhu cầu cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên.
Trường đại học Đà Lạt đang thực hiện đào tạo bậc đại học với các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Anh văn (đối với các ngành này đều có hướng đào tạo cử nhân sư phạm), Quản trị kinh doanh, Việt Nam học, Luật học và đào tạo cao học với các ngành Toán, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử.

Khuôn viên chính (khu A) của trường đại học Đà Lạt là khu đào tạo, thiết lập trên một cụm đồi ở đường Phù Đổng Thiên Vương rộng hơn 40 hecta. Hơn 30 toà nhà lớn nhỏ với các kiểu kiến trúc đa dạng mang các ký hiệu A1, A2, A3... Văn phòng trường đặt ở nhà A1, các văn phòng Khoa ở A25, nhà khách và phòng tiếp khách ở A2, căng tin ở A6, những nhà còn lại là các giảng đường, trung tâm, phòng thí nghiệm, thư viện... Ký túc xá của trường nằm ở một khu riêng biệt (khu B), rộng gần 10 hecta phía Tây Bắc khuôn viên chính.
Hiện nay trường có 18 ngành học với 7 chương trình Giáo dục đại cương, 10 chương trình Cử nhân khoa học, 8 chương trình Cử nhân sư phạm, tiếp nhận khoảng 14.000 sinh viên theo học hàng năm. Trường cũng có mối quan hệ thường xuyên với khoảng 30 tổ chức quốc tế và các trường đại học trên thế giới

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2008

CHÚC MỪNG CÁC NHÀ BÁO


Nhân Ngày Nhà báo Việt Nam, 21-6, xin chúc mừng các nhà báo là cựu sinh viên Văn k11 Đà Lạt:
1- Lê Công Bình- Báo Diễn đàn doanh nghiệp
2- Lê Ngọc Minh- Báo Lao động- Xã hội
3- Phan Tiên Minh- Thông tấn xã Việt Nam tại Khánh Hòa
4- Nguyễn Ngọc Hiểu- Báo Phú Yên
5- Châu Vĩnh Lương- Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng
6- Huỳnh Thị Sen- Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng
7- Nguyễn Văn Quang- Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng
Chúc các Nhà báo: BÚT SẮC- TÂM SÁNG- CHÍ BỀN
Không nên lạng quạng coi chừng... bị bắt bỏ tù như 2 nhà báo ngoài Hà Nội

BAN LIÊN LẠC

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2008

CHIA SẺ CỦA ĐƯỜNG ANH NGỮ

Từ lâu, mình rất muốn làm cái gì đó trên mạng để liên lạc, chia sẻ nhiều thứ linh tinh với anh em bạn bè cho dui, nhưng trình độ tin học kém quá nên chưa làm được. Rất may, vừa rồi, Bảo Long nhắn tin địa chỉ vandalat11. Dui lắm, ( mụ vơ mình cũng thế) lên cơ quan, mình mở mạng ngay và dường như gặp lại đầy đủ gương mặt anh em bạn bè với nhiều cảm xúc khang khác khó tả, dui- buồn kiểu như xăng pha nhớt vây. Người ta bảo người già thường nghĩ và nhớ nhiều về quá khứ. Có lẽ đúng vậy? Đến một lúc nào đó, cái sự nghĩ và nhớ về ngày xưa, rồi mong muốn liên lạc, gặp gỡ anh em bạn bè bỗng trở thành một nhu cầu tự thân...?
Xin thông báo 3 địa chỉ mới:
Trần Thị Kim Chung làm ở Nhà sáng tác Đà Lạt, số đt 0919570503
Trần Tuấn ( không có Văn) là giáo viên Trường PTCS xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn
Nguyễn Xuân Thanh: Hiện nay là Hiệu trưởng Trường THCS Hoà Lạc, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng; số đt 01687262868, NR (063) 851278
ĐƯỜNG ANH NGỮ

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

VĂN QUANG CÓ HÌNH TRÊN BÁO

Hình Văn Quang được in trên Tạp chí Người làm báo số tháng 6- 2008

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

THÔNG TIN MỚI VỀ DƯƠNG VĂN ĐÔNG VÀ DIỆU TÂM

Thông tin do Đường Anh Ngữ và Trần Bảo Long cung cấp:
Dương Văn Đông lâu nay ít người trong lớp ta hay tin tức, giờ đã xác định được (hơi bị bất ngờ) là: DƯƠNG VĂN ĐÔNG- Bí thư Thị trấn Tân Nghĩa,huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận- ĐT:0989718986
Thông tin về Diệu Tâm cũng đã được biết: NGUYỄN THỊ DIỆU TÂM- Ban Tôn giáo Tỉnh Đắc Lắc (Chắc giờ nhập vào sở Nội vụ rồi)- ĐT:0905366693
Thêm 2 số ĐT mới:
Trần Tuấn- 0988830045
Huỳnh Thị Sen- 0902345569

Chúng ta sẽ xây dựng Danh sách Văn Đà Lạt 11, gồm đầy đủ: địa chỉ liên lạc, nơi làm việc, điện thoại của các thành viên. Đề nghị các bạn, mỗi người một tay để hoàn chỉnh danh sách nhé.
BAN LIÊN LẠC

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2008

TIẾNG DẾ

Thơ PHẠM ÁNH











Vườn quê thơm hương đất
Réo rắt sau cơn mưa
Dế hát bãi cỏ ngọt
Đã thành lời của đêm.

Bên luống rau bụi ớt
Bên hàng cau hàng dừa
Ngân nga như khúc nhạc
Thấm vào lòng đêm sâu.

Tiếng dế thành ký ức
Lặng lẽ trong lòng tôi
Mỗi lần xa quê mẹ
Đêm từng đêm có lời.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2008

Ở miền cực Bắc Tổ quốc: Phần 1- LÊN CỘT CỜ LŨNG CÚ

Ký sự ảnh của NGUYỄN NGỌC HIỂU

Đang chỉnh sửa lô ảnh đi các tỉnh biên giới phía bắc tháng trước, chợt nhớ 2 ngày nay chưa làm cái entry nào cho Văn Đà Lạt 11 cả (đang chờ ảnh Nguyễn Văn Quang đi Thái Lan về mà không thấy), vậy là post luôn.
Lục lại thấy ảnh nhiều quá, làm luôn 3 kỳ cho bà con coi mệt...nghĩ.


Đường lên
Cao nguyên
đá Đồng Văn
Bọn trẻ
người Mông
thản nhiên
đi sát mép vực,
còn mình thì...
quá hãi vì độ cao


Dốc Mã Pì Lèng
khung cảnh
hiện ra
hùng vĩ
nhất trên
tuyến đường
Đồng Văn
- Mèo Vạc


Dưới vực sâu
khủng khiếp kia
là sông Nho Quế
bắt nguồn từ
Trung Quốc


Đây
cột cờ Lũng Cú
điểm cực Bắc
thiêng liêng
của Tổ quốc


Chụp ảnh
lưu niệm
dưới chân
cột cờ.
Phía xa
sau lưng
là đất của Tàu

Ở cực Bắc Tổ quốc: Phần 2- ĐI CHỢ

Ký sự ảnh của NGUYỄN NGỌC HIỂU


Quang cảnh
chợ tình
Khâu Vai,
mỗi năm họp
một lần vào 27/3 (âl).
Nhưng nay chỉ
thấy toàn
người Kinh
và du khách
nước ngoài.
Không còn chỗ
cho trai gái
người dân tộc
thiểu số hò hẹn


Cũng thật
hiếm gặp được
cảnh ăn
thắng cố
giữa chợ thế này


Đi mãi
mới găp
em gái
Lô Lô này
thật xinh mà
cũng thật...
diễn viên


Về Mèo Vạc,
dậy thật sớm
ra chợ
đã thấy
bà con
người Mông
mua bán
tự bao giờ rồi


Mấy "ông" cốt đột
này cũng gùi
rau xuống chợ,
hình như
chẳng ai
chào mua
nên mặt...
buồn thiu

Mấy em gái
này bán
được tiền
liền chụm lại
đếm như
vừa mừng vừa lo


Xuôi về
Yên Minh
lại may mắn
gặp trên đường
phiên chợ
Phìn Hồ
nổi tiếng
có trong
sách tập đọc
từ hồi nhỏ


Ai ai
cũng mặc đẹp
nô nức
xuống chợ


Có thứ gì
mang xuống chợ
thứ nấy

Ở miền cực Bắc Tổ quốc: Phần 3- ĐÁ VÀ NGƯỜI

Ký sự ảnh của NGUYỄN NGỌC HIỂU


Cao nguyên
Đồng Văn
bạt ngàn
đá tai mèo.
Ngô sống
trên hốc đá
làm lương thực
nuôi sống
con người.
Xưa người Mông
còn trồng
thuốc phiện


Nhớ truyện ngắn
"Tiếng kèn môi
sau bờ rào đá"
được dựng
thành phim
"Chuyện của Pao"
nổi đình nổi đám.
Giờ đến đây
mới thấy
hàng rào đá
khắp nơi


Những con
đường nhỏ nhoi
qua vùng
núi đá


Gian nan
làm nương
trên đá


Vậy mà
vẫn có
nụ cười
thật tươi
của bà mẹ trẻ này

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2008

MỘT THOÁNG ĐÀ LẠT



Bài này rất hay,
nhớ hồi xưa lớp ta
có nhiều người hát lắm...


Sáng tác:
TRẦN QUANG HUY







Trời Dalat một thoáng lạnh bên vách núi nhớ trung du
Trời Dalat vừa rất lạ vừa thân thiết đến bao la
Nghe đâu đây thác Prenn reo lên hồn thơ
Nghe đâu đây tiếng thông reo cung đàn mơ
Dẫu đi xa trong long luôn ngát hương thơm theo tháng ngày

Trời vừa hừng nắng những áng mây bay
Tung trong nắng mai chiếc dù quay tròn
Một rừng hoa rợp trời khoe sắc hương
Nở che nghiêng trên mái tóc xòa
Nở trên tay em tiếng chim ca với muôn hoa sáng tươi lên một góc trời Dalat

Từ biển rộng miền cuối trời tràn ngập nắng gió xa khơi
Một ngày nào hai đứa mình gần nhau hóa sóng reo vui
Như thông reo giữa cao nguyên xanh bình yên
Đi bên nhau níu không gian cho gần thêm
Mãi khát khao trong lòng em đến bao năm anh vẫn tìm

Đừng làm ngọn sóng, e ấp bên anh
Không xa nữa đâu sóng bạc mái đầu
Làm rừng thông ngàn năm xanh ngát hương
Về thơm miên man giấc mơ hồng
Về reo trong đôi lứa yêu nhau
Đến mai sau vẫn trong câu lời nói từ ngày đầu

Trời Sàigòn mùa nắng đẹp dệt vàng óng khắp không trung
Một bầu trời chim én về làm xao xuyến bóng thông xa
Trong không gian lắng đâu đây câu tình ca
Nghe trong tim khói lam vương trên đồi thông
Thấy dâng lên trong màu xanh bóng em đi trong nắng chiều

Một ngày nào đó, em đến bên anh
Mang theo bóng thông mát lạnh hương rừng
Nhìn thật lâu thật sâu trong mắt em
Chợt như ngân lên những âm điệu
Vọng vang trong đôi mắt long lanh sóng Xuân Hương, nước Xuân Hương và cái lạnh Dalat - Một thoáng về Dalat.

NẾU


Thơ TRƯƠNG VĂN LIN

Đây là bài thơ của Trương Văn Lin đoạt giải nhất cuộc thi thơ Ký túc xá khi còn học năm 3 hay năm 4, không nhớ rõ...Khi đó thế giới mới có 5 tỷ người, mà yêu đến mức này. Nếu thế giới lên đến trên 6,7 tỉ người (như hiện nay) thì không biết còn đến... cỡ nào. Không biết trong chị em lớp mình, có người nào là "em" trong bài thơ này, giờ đọc lại còn xúc động gì không?

Nếu thế giới này vĩnh viễn mất tôi
Thì con số 5 tỉ người vẫn không hề suy siển
Nhưng nếu chiều nay mà em không đến
Thì thế giới này chỉ còn một mình tôi

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2008

HƯƠNG HẢI "QUẬY" Ở NHA TRANG

Ký sự ảnh của LÊ NGỌC MINH

Trong 2 ngày 7 & 8/ 6/2008, Hương Hải từ Sài Gòn ra Nha Trang du hí, gặp các bạn lớp ta ở đây vui nổ trời. "Quậy" chưa đã, nửa đêm còn "dọa" ra Tuy Hòa. Làm Tuy Hòa phải nháo nhào lo phương án tiếp đón. Cuối cùng mới biết là "dọa"...lèo. Rút kinh nghiệm lần sau, đừng "khủng bố" kiểu này nữa nhé, làm... mừng hụt.




Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2008

THÔNG BÁO SỐ 2

Một số bạn có thắc mắc về việc blog Văn Đà Lạt 11 khó truy cập. Xin các bạn kiểm tra lại mình đánh có đúng địa chỉ http://vandalat11.blogspot.com vì hiện tại blog của chúng ta vẫn truy cập tốt, không có vấn đề gì. Các bạn cũng có thể truy cập bằng cách đánh vandalat11 vào thanh tìm kiếm của google, không cần phải nhớ địa chỉ chính xác.
Blog chúng ta vừa qua giao diện chưa ổn định vì đang lựa chọn phương án phù hợp. Để blog có giao diện hay và đẹp rất cần góp ý của các bạn.
Một lần nữa xin nhắc các bạn chịu khó chuyển hình ảnh cũ của cá nhân, nhóm bạn, tập thể lớp đến email vandalat11@gmai.com hoặc huynhhieupy@gmail.com để xây dựng "bảo tàng" của lớp trên blog này
Trước mắt, đề nghị anh Nguyễn Văn Quang sớm chuyển các hình ảnh du ký ở Thái Lan và anh Lê Ngọc Minh sớm chuyển các hình ảnh hội ngộ ở Nha Trang
Thân ái
BAN LIÊN LẠC

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2008

MI MO SA TỪ ĐÂU EM TỚI


Bài hát
một thời
ai cũng thuộc...


Tác giả:
TRẦN KIẾT TƯỜNG






Mi-mô-sa! Từ đâu em tới ?
Mi-mô-sa! Vì sao em tới đất này ?
Đà Lạt đồi nút chập chùng
Đà Lạt trời mây nước mênh mông

Anh đã biết rồi, em ơi vì sao em tới
Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao
có thông reo rì rào
Vì em yêu dòng thác Cam Ly,
như cuộc sống đang dâng trào
Vì em yêu nước hồ Xuân Hương
Yêu thành phố hương hoa
Đã từng lưu luyến trái tim ta

Mi-mô-sa!
Em, hoa Mi-mô-sa!
Mi mô-sa

Mi-mô-sa! Từ đâu em tới ?
Mi-mô-sa! Vì sao em tới đất này ?
Ngày ngày thầm sống quanh đồi
Cuộc đời dầm mưa nắng sương rơi

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2008

NHỮNG BÓNG KHÓI MÀU DA CAM


Truyện ngắn của NGUYỄN CÔNG TÙNG CHINH



Tặng những nạn nhân chất độc da cam. Tri ân với một người anh, người bạn


Chiều tàn. Dường như trước khi chạy trốn khỏi buổi chiều, mặt trời đã kịp để lại phía tây những cuộn mây bồng bềnh ánh hồng.

Ráng chiều ửng đỏ cả bầu không.

Dưới bầu trời lung linh sắc màu như thế, đám trẻ con khu phố mải miết chơi bắn bi, đá banh và thả diều. Chúng hò hét ầm ĩ. Người lớn ở khu phố này nhìn chúng và mỉm cười độ lượng.

Có một người lớn nữa. Đó là một người đàn ông trung niên đang phóng cái nhìn từ khu nhà chung cư cao tầng. Chiều nào cũng vậy, người đàn ông cũng ra đứng ở ban công ngắm cảnh chiều tà và lũ con trẻ chơi đùa. Đã hơn nửa tiếng đồng hồ rồi mà ông không rời mắt khỏi bọn trẻ. Ông nhìn lũ trẻ bắn bi với vẻ tò mò, thích thú. Nhìn từ xa nên ông không biết những viên bi có màu gì nhưng chắc chắn là chúng phải nhiều màu, trong veo dưới ánh nắng chiều còn sót lại. Những viên bi nhiều màu, trong veo gợi nhớ tuổi thơ xa xăm của “Tí đầu đinh” (tên ngày nhỏ của ông).


Gọi là Tí đầu đinh vì tóc nó cứng, đen nên nó chỉ húi ngắn, tóc cứ dựng đứng lên như đầu đinh vậy. Nó sinh ra trong một gia đình đông anh chị em ở một làng quê nghèo thuộc cao nguyên nam phần. Như nhiều làng quê nghèo của Việt Nam thời chiến tranh, làng quê của nó nhỏ như lòng bàn tay nhưng rất kiên trung với cách mạng. Trai tráng ở làng đều ra rừng khi còn ít tuổi. Người thì mài mòn chân đất theo dân công, cõng gạo trèo năm truông, bảy suối. Người thì dành dụm từng nắm rau, hạt muối gửi nuôi những đứa con của rừng. Hai anh đầu của nó ra rừng rồi không về nữa… Chiều chiều, mẹ nó nhen bếp lò, hong manh áo sờn vai của các anh, nhìn mưa đầy trời, nước mắt cứ chảy ngược vào trong. Mẹ nó lại cặm cụi với vườn rau quanh năm suốt tháng.

Nó học tiểu học ở trường làng Xuân Sơn. Rồi gia đình nó phải chuyển đi Đức Trọng vì liên tục tù đày. Nó và đứa em họ bằng tuổi ở làng đi học, chăn bò và giữ vườn. Hằng tuần, ba mẹ nó mang gạo và thức ăn về một lần. Thời đó, chiến tranh ác liệt. Ký ức tuổi thơ của nó là thường xuyên ăn gạo sống, không tắm rửa và sợ ma. Nó còn chết hụt hai lần vì đạn. Nó là thủ lĩnh bắn bi của đám trẻ con làng. Sau mỗi lần chơi ăn bi, nó lại chia đều cho bọn trẻ con trong xóm. Nó rửa bi thật sạch, lấy giẻ lau chùi rồi giơ từng viên bi lên ngắm nghía dưới nắng mặt trời. Ui da! Những viên bi đủ màu, tròn xoe lung linh dưới nắng. Nhìn mãi không chán, mỗi lần nhìn nó đều phát hiện màu của viên bi hình như khác hơn, đẹp hơn. Bi ve đã trở thành niềm đam mê của nó và bọn trẻ…

Người đàn ông mỉm cười khi nhớ lại quá khứ của mình. Phải rồi, bi ve là niềm đam mê nhưng ông còn nhớ, trẻ con làng ông chiều chiều lại còn thích chạy lên những đồi con để thả diều, nhìn mây trôi… Cánh diều đem theo bao ước mơ của con trẻ lên bầu trời lộng gió. Diều ngày xưa không công phu, nhiều màu sắc như bây giờ. Ông nhìn đám người lớn, con trẻ đang thả diều dưới kia. Diều nào cũng đẹp, đủ kích cỡ, màu sắc sặc sỡ: cánh bướm, cá vàng, rồng bay, phượng múa… Cứ như các nghệ nhân đang khoe tài sắc trong hội thi diều cung đình Huế ngày xưa. Hầu hết chúng được phối trí các tông màu đỏ, hồng, da cam, xanh lá… bay dìu dặt trên nền trời. Đẹp và thanh bình quá! Người đàn ông khẽ reo thầm. Ráng chiều nhuộm đỏ các cánh diều làm cho chúng thêm huyền hoặc. Ông thấy mang máng một cái gì, mơ hồ một điều gì chưa rõ nét…

Còn nó vẫn là thủ lĩnh của đám con trẻ ở làng. Nó là kẻ đầu têu của những chuyện kỳ quái nghiêm trọng. Nhiều đám trẻ trong làng mê bong bóng nhiều màu, bi ve, ngựa gỗ. Riêng nó cùng dăm bảy đứa chạy lên đồi, thích thả diều thì ít mà mê mải ngóng chờ những chiếc máy bay ngang qua khu đồi vào buổi trưa. Người làng nói với nó là người Mỹ đã rải thứ chất khai hoang gì đó có thể giết chết những đứa con của rừng. Họ phun chất khai hoang bằng máy bay ở tầng thấp, vào ngày nắng lớn. Dưới bụng máy bay ở phía sau phả ra hai luồng bụi nước lớn có ánh cầu vồng mà màu cam là đậm nhất. Mỗi khi máy bay ngang qua đầu, lũ trẻ hò reo vui sướng. Nó cố rướn người cao hơn cả bọn để đón lấy những hạt bụi nước li ti, những mong sẽ chạm tay vào ánh cầu vồng có màu cam đậm nhất. Sau mỗi đợt rải chất khai hoang, quần đảo chán trên bầu trời, những chiếc máy bay biến mất. Không còn ánh cầu vồng rực rỡ. Không còn những bóng khói màu cam. Lũ trẻ buồn thiu trở về, rộn ràng bàn tán, lý giải về những bóng khói màu cam vừa xuất hiện. Nhiều đứa hôm sau kể lại, những bóng khói màu cam đã chập chùng trong giấc ngủ tinh khôi của chúng.

Ráng chiều vẫn đỏ rực.

Người đàn ông như nhớ lại một điều gì. Ông chậm chạp bước vào phòng. Tựa hẳn vào cửa kính. Thế rồi từ cái mơ hồ mà ông cảm thấy đã thành sự thật: những cuộn mây ánh hồng bỗng quần tụ lại với nhau tạo thành đám khói lớn đậm đặc màu da cam, làm chao đảo mọi cánh diều. Cơn lốc màu da cam ấy bay vụt vào nhà. Người đàn ông đã không kịp đóng cửa.

Ông ta hét lên một tiếng.

Cơn lốc màu da cam làm đổ bình hoa, ly tách, quét sạch các thứ trên bàn lớn. Sách báo rơi vãi xuống sàn nhà… Sau phút chốc, đám khói da cam bay thốc ra khỏi nhà, để lại người đàn ông đang ngồi phệch xuống sàn nhà bên góc tủ, tay vịn thành giường. Ông bất động thẫn thờ…

Chiều chiều, nó vẫn chạy lên đồi ngóng những bóng khói màu cam. Nó vẫn rướn người cao hơn cả bọn để đón lấy những hạt bụi nước li ti, những mong sẽ chạm tay vào ánh cầu vồng có màu cam đậm nhất. Đợi những bóng khói màu cam tan xong, nó vẫn chưa thỏa lòng. Đêm còn theo về chập chùng trong giấc ngủ.

Quê nó nằm trong vùng tạm chiếm. Nỗi ám ảnh chiến tranh luôn thường trực trong bữa cơm hàng ngày. Chiến tranh đã cuốn theo con người mọi thứ: tình yêu, tuổi trẻ, những mơ ước xa xăm…

Tháng 1 năm 1973, nó phát bệnh. Mặt và toàn thân nó bỗng nhiên căng nứt, chảy nước nhầy nhụa. Nó phải nằm đợi sáu ngày sau, ba nó về đưa đi bệnh viện Đà Lạt. Hai mươi ngày sau, nó xuất viện với di chứng còn lại là những đốm nước ở mười đầu ngón tay, sau đó cứ lan dần, lan dần ra mãi…

Mùa hè năm ấy, lũ bạn nó cứ thập thò ngoài cửa. Nó biết bọn chúng nhớ da diết những bóng khói màu cam. Nỗi nhung nhớ ngây thơ hiện rõ trên nét mặt. Một hôm, không cầm lòng được, nó gọi thằng Bi Đen, Bi Trắng, Bi Tím (nó thích đặt tên lũ bạn bằng tên các loại bi ve yêu thích):

- “Tụi bay lên đồi đi. Coi những bóng khói màu cam có gì khác không về nói lại tau với. Tau bịnh chưa đi được”.

Lũ bạn lắc đầu quầy quậy nói rằng khi nào Tí khỏi bịnh sẽ cùng đi luôn. Nhớ thì cùng nhớ chớ không sao đâu Tí ơi!

Những chiếc máy bay tiếp tục quần đảo trên bầu trời, ngang qua khu đồi vào buổi trưa hè để phả xuống khu rừng những luồng bụi nước đậm đặc chất khai hoang ánh lên cầu vồng những bóng khói màu da cam. Lũ trẻ con không còn hò reo vui sướng khi máy bay ngang qua đầu nữa. Mùa hè năm đó, bệnh nó không thuyên giảm mà bùng phát nặng thêm. Bọn thằng Bi Đen, Bi Trắng, Bi Tím… cứ theo giữ chân nó hoài vì sợ nó tự tử.

Sau rồi, mọi chuyện đã qua, lũ trẻ ở làng lớn lên, phân tán mỗi đứa mỗi nơi. Nó vẫn còn ở lại làng Xuân Sơn trong cái nắng oi bức của mùa hè đầy bão táp. Nó đâu ngờ rằng: mùa hè năm đó đã khép lại một tuổi thơ dữ dội khởi đầu cho 34 năm chịu đựng tàn khốc của cuộc đời!

Điều lạ lùng là tiếng hét của người đàn ông không làm cho người hàng phố ngạc nhiên chút nào. Bọn họ nhìn lên căn hộ chung cư ở tầng ba - nơi phát ra âm thanh quen thuộc đó, lắc đầu ái ngại. Với họ, chuyện người đàn ông thỉnh thoảng hét lên giữa ban ngày không có gì phải ngạc nhiên. Ông ta bị stress, bị ám ảnh, bị chấn động bởi bom đạn trong quá khứ… Đại loại là vậy thôi!

Chỉ có chị là hiểu ông lặng thầm. Chị hiểu nỗi ám ảnh trong quá khứ của ông. Như mọi lần, chiều nay khi ông hét lên như thế, chị đang nấu bếp. Vội cởi tạp dề, chị chạy vội lại dìu ông ngồi xuống giường, pha cho ông ly chanh nóng và khuyên ông hãy nằm nghỉ ngơi một lát. Chị dỗ dành ông như dỗ dành một đứa trẻ con thích nũng nịu với mẹ.

Gần 5 năm chung sống với ông, chị vẫn chưa hiểu hết ông. Có nhiều bí mật của ông vừa hé mở ra rồi lại đóng khép lại ngay trước mắt chị. Cuộc đời lạ lùng, đau khổ của ông gieo vào chị niềm cảm thương sâu sắc.

Chị kém ông đến 11 tuổi. Hai người cùng làng Xuân Sơn. Câu chuyện về ông, chị chỉ nghe kể lại nhưng đã thầm cảm mến. Anh chị của chị và của ông đều học ở trường dòng Domaine và Minh Đức. Đến lớp 12, ông phải nghỉ một năm để trị bệnh. Sau đó, ông nghỉ thêm mấy năm nữa. Chị không biết tin tức gì về ông kể từ ngày ấy.

… Thời học Đại học, chị bất ngờ gặp lại ông. Ông là bộ đội vừa mới phục viên. Vẫn mái đầu húi cao gọn gàng, gương mặt nghiêm nghị. Cái cười từng trải hiện rõ qua nếp nhăn nơi khóe miệng. Da mặt không được mịn màng lắm với những vết sẹo nhỏ lỗ chỗ như người bệnh vừa sau trận thủy đậu dài ngày. Họ nhận đồng hương và nhanh chóng thân thiết nhau.

Thoạt đầu, ông coi chị là em gái nên kể nhiều chuyện cho chị nghe. Ông kể về tuổi thơ dữ dội của ông, về giấc mơ những bóng khói màu cam, về nỗi ám ảnh trong quá khứ với căn bệnh quái ác thường xuyên tái phát.

Sau giải phóng, tình hình đất nước khó khăn, không có thuốc, bệnh càng bùng phát nặng hơn. Ông đã đi nhiều nơi, khám bệnh nhiều chỗ, kể cả các chuyên gia hàng đầu ở hải ngoại nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.

Năm 1982, bác sĩ đầu ngành da liễu Việt Nam nghi ông bị chất độc da cam. Có thể không phải nhưng nó trở thành nỗi ám ảnh! Nỗi ám ảnh không chỉ là quá khứ xa xăm của một tuổi thơ dữ dội mà trở thành tảng đá đen, mặt trời đen tối đè nặng tâm trí ông.

Có lần chị hỏi:

- “Sao anh chưa vợ con gì?”

Ông cười khô khốc:

- “Ồ, chưa đâu em. Nếu có con và nó bị ảnh hưởng thì anh phát điên! Anh chưa bao giờ dám xem một bài báo hay chương trình truyền hình nói về chất độc da cam. Anh cũng muốn có một đứa con nếu khỏi bệnh. Đến lúc nào đó rồi hẵng hay em ạ!”.

Giọng ông trầm hẳn xuống nhưng cứng cỏi, rất từng trải. Chị thấy lòng mình vừa cảm phục, vừa mến thương.

Về sau, chị còn biết thêm một lý do nữa khiến ông chần chừ không chịu lấy vợ. Hồi học đại học, ông đã uống Desamethasone đến bốn năm mà không biết. Thuốc đó làm ông giảm hẳn khả năng đề kháng. Những người uống cùng đợt với ông, nay không còn ai. “Được như anh bây giờ là quý lắm rồi! Hồi tuổi hai mươi, anh nổi loạn, trác táng, bất cần đời. Anh yêu rất nhanh các cô gái rồi cũng bỏ rơi họ một cách nhanh chóng. Phần nhiều các cô tự rơi vào vòng tay anh, chủ động đến với anh. Anh yêu họ nhưng cũng chán ghét họ, chán ghét ngay chính bản thân mình… Tuổi hai mươi của anh là vậy đó. Em có thấy anh xấu xa không em?”.

Không. Chị đã không ghét ông. Đã năm năm rồi còn gì kể từ khi chị lấy ông. Năm năm rồi chung sống với ông mà không dám rời xa Capôt. Chị vẫn ao ước có con với ông. Nhưng chị cũng hiểu ông, sợ ông bị tổn thương. Thôi, đành vậy…

Chị nhìn ông đang thiếp đi. Bên ngoài kia trời đã sập tối. Bóng tối bao trùm mất rồi. Nhìn về phía tây, chị tự hỏi: không biết mặt trời đi ngủ có phải là mặt trời đen không? Vì đó là bài hát yêu thích của ông và các bạn sinh viên thời tuổi hai mươi nổi loạn… Giai điệu kỳ dị của bài hát “Mặt trời đen” gieo vào chị một nỗi buồn thương khó tả cho một kiếp người:

“Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta… Sao ta vẫn thấy mặt trời đen như mực. Mặt trời đen, đen như ma quái… Ah!... Ah!... Ah!... Ah!...

Có lẽ sự chịu đựng tàn khốc nhất của nó là giấc mơ về những bóng khói màu cam khi bệnh mới bùng phát. Mặc cho thân thể đau nhức, bỏng rát, chảy nước nhầy nhụa, đầu óc nó vẫn nung nấu nhớ về những buổi chiều chạy lên đồi cùng lũ bạn ngóng chờ bóng khói màu cam.

Nhiều đêm rồi, những đốm sáng màu cam vẫn chập chờn trong giấc ngủ. Nó mơ thấy: Nó và lũ bạn chạy theo những đốm sáng ấy. Chạy miết, chạy miết đến một khu rừng rậm. Thoạt đầu, những đốm sáng da cam lúc ẩn lúc hiện, sau rồi chúng mất hút. Khu rừng rậm đen tối bao quanh nó và lũ trẻ. Từ các cành cây cổ thụ già nua, những gai nhọn dài ngoằng đâm ra tua tủa, bấu chặt bọn trẻ. Nó cố hết sức kéo những gai nhọn ra mà không được. Những gai nhọn vẫn bấu, lún sâu vào da thịt nó. Nó sợ hãi khóc rống lên!

Nó đâu biết là ngay trong giấc mơ, nó vẫn phải chịu đựng nỗi đau đớn, sợ hãi đến tột cùng! Chuyện này lặp lại hằng đêm trong suốt cuộc đời còn lại của nó…

Nửa đêm, người đàn ông thức giấc. Ngứa khủng khiếp. Những cơn ngứa bỏng rát như kim châm, kiến đốt chạy ran khắp cơ thể. Không phải ngứa bên ngoài mà ngứa từ bên trong dòng máu sục sôi. Như những lớp nham thạch muốn phun trào ra khỏi ngọn núi lửa. Người đàn ông cong lưng, cào cấu rồi lại chịu đựng, rên gầm gừ như con sói cái. Sau cơn ngứa, người đàn ông vật người ra. Ông thở hồng hộc, có vẻ như đuối sức vì phải gồng mình chịu đựng.

Chị chứng kiến và khổ tâm vô cùng. Muốn nói gì đó mà không nói được thành lời. Chị đưa tay định vuốt ve, an ủi ông. Ông rít lên:

- “Đi đi. Làm ơn đừng lại gần…”

Ông xua đuổi chị. Nhưng chỉ ngay sau đó, ông lại vật vã với cơn ngứa tiếp theo. Lần này dữ dội và khắc nghiệt hơn. Ông cào cấu, cắn xé. Hàm răng cắn chặt gối để chịu đựng cơn ngứa khủng khiếp hành hạ cơ thể. Hai bàn tay to khỏe là hai gọng kìm sắt. Mười ngón tay như những gai nhọn và sắc bấu vào da thịt vẫn chưa thỏa cơn ngứa. Cho đến khi da thịt ông rướm máu thì ông đã thấm mệt. Ông nằm im lặng, mắt mở trừng trừng, tức giận sự bất lực của chính mình…

Chị ở cạnh ông khi trời đã gần sáng. Ông đã không còn sức xua đuổi chị nữa. Ngôn ngữ nói của ánh mắt ông đã nói với chị tất cả: Em làm anh xúc động quá. Cám ơn em lắm lắm!

Chị lấy khăn ấm lau sạch những vết thương tứa máu trên thân thể ông. Trên áo pyzama màu xanh nhạt và tấm ra trải giường trắng toát, có rất nhiều vết máu do động tác cào cấu của ông để lại. Nhưng chị hoàn toàn bất ngờ: những vết máu không phải màu đỏ bầm mà dần dần biến thành màu da cam! Cứ loang ra, loang ra mãi…

* * *
Cuối cùng thì mặt trời đã mọc. Sau một đêm, bình minh lên rạng rỡ.

Phương đông đỏ hồng.

Người đàn bà là chị với đôi mắt thâm quầng chợt sáng hẳn lên khi nhìn thấy mặt trời mọc. Buổi sớm bao giờ cũng gieo vào lòng con người ta cảm giác vui sống của một ngày nắng mới.

Thế rồi từ phía đằng đông, những tia chớp sáng lóa mắt chị. Những tia chớp quyện lại thành dải mây sáng trắng bồng bềnh, bay lượn vào nhà chị. Chị nghe thấy những âm thanh vui tai:

- “Chi…ri…íu! Chi…ri…íu! Chi…ri…íu!”

Vô số những thiên thần bé nhỏ trên dải mây trắng sáng mềm mại. Đó là những thiên thần có cánh, đôi mắt mở to tuyệt đẹp như những viên bi ve trong suốt. Các thiên thần nhảy múa, còn dải mây trắng sáng bồng bềnh cuộn quanh người đàn ông đang mê ngủ.

Người đàn bà chưa hết ngạc nhiên đã lại thêm bất ngờ khi dải mây cuộn quanh người ông trong chốc lát lại bay vào không trung, bay mất hút vào cuối chân trời. Chị quay lại. Không còn tin vào mắt mình nữa. Thân thể ông không còn những vết máu loang lổ màu da cam. Không còn vết trầy xước dấu tích của một đêm cào cấu, vật lộn với căn bệnh quái ác. Lưng ông đã trở nên phẳng lì, mặt và tay mịn màng tuyệt đẹp.

Chị reo lên khe khẽ:

- “Anh ơi! Dậy mà xem nè…”

Nhưng mắt ông vẫn nhắm nghiền… Chỉ có miệng ông đang hé nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của thằng Tí đầu đinh thơ dại ngày xưa…

An Khê, tháng 9/2007
N.C.T.C

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2008

TIÊN MINH RA TRƯỜNG SA

Ký sự ảnh của PHAN TIÊN MINH






Chuyến đi này thực ra mình không dự tính trước. Chỉ đến khi UBND tỉnh Khánh Hòa có công văn đề nghị cơ quan cử một thành viên tham gia cùng đoàn, thì mình hiểu mình cần phải chuẩn bị hành lý rồi.
14 ngày cho cả chuyến đi, trời yên biển lặng, “tháng ba bà già đi biển” mà. Nhưng thời tiết gần đây rất khó lường, khi vào đến bờ, cơn bão số một xuất hiện và tâm bão có đường đi qua đảo Song Tử Tây, nơi nửa tháng trước đó mình cập bến. Vui nhất là nhậu và đánh bài tiến lên. Nhậu trong mỗi bữa cơm, tiêu chuẩn thì mỗi bữa một lon bia 333, thế nhưng ai cũng từ chối, thay vào đó đổi một xị rượu trắng (khiến mấy chàng lính phục vụ nhà ăn lãi lớn). Đánh bài tiến lên, thì... hehehe. Có ai biết một Tiên Minh mấy năm ở đại học nhờ đánh bài mà đắp đổi qua ngày chứ?. Thế nên cứ lẳng lặng mà ... mần ăn. Thử xem, thắng mỗi ván chỉ 2- 4 nghìn, thế mà cuối cùng trong túi mình có dư 500 nghìn là “chiến lợi phẩm”. Thế coi như đã ăn hơn trăm ván bài rồi còn gì. Tiền mang theo không tiêu vào đâu được, kể cả tiền thắng trận, trên các đảo không có việc mua bán nào cả.
Tàu lần lượt cập bến lên các đảo: Song Tử Tây, Sinh tồn, Trường Sa và Đá Tây. Mình cũng cố gắng thu nhận nhiều tư liệu trên các đảo, chủ yếu để viết tin, nào là tin kỷ niệm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa, việc sản xuất rau xanh và chăn nuôi heo, chó, việc các chiến sĩ ở đảo Trường Sa tạo một thiết bị bẫy ruồi độc đáo... Uống rượu cùng các chiến sĩ trên đảo cũng thú vị. “Cảm giác” nhất là buổi tối ở đảo Sinh Tồn, cứ lần mãi trên ghềnh san hô để tìm và dùng chỉa ba đâm bạch tuộc. Cuối cùng thì cả đoàn có được một nồi bạch tuộc luộc thất to, để rồi say đến mức sáng ra không muốn bước xuống giường. Nhưng mình thích nhất là lang thang trên các bãi tìm san hô. Đúng là san hô ở đây đẹp thật. Nhưng mình chỉ sưu tầm san hô có màu đen và xanh, hoặc trắng, còn san hô đỏ (nghe đâu là một vị thuốc nam, rất đắt) cũng thấy rải rác, nhưng dễ vỡ và hình dáng không đẹp mấy, nên thôi. Nhiều nhánh san hô mình tìm được khiến các đồng nghiệp phải thèm vì tính thẩm mỹ (có hình đăng kèm đấy).
Chuyến đi này góp vào “bộ sưu tầm” nghề báo của mình về những vùng đất đã qua: duyên hải miền Trung, 3 năm ở Tây Nguyên, những chuyến đi Tây Bắc rồi Đông Bắc, miền Tây Nam Bộ, một chuyến câu cá ngừ 15 ngày trên trên tàu nhỏ của ngư dân... Rồi bây giờ là Trường Sa. Hô hô, cũng nhiều đấy chứ nhỉ. Không biết 5- 10 năm nữa có còn đủ sức để chịu đựng sự vất vả của những chuyến đi như vậy nữa không. Huhu, sắp già rồi!
Phan Tiên Minh
Ghi chú: Gởi các bạn mấy tấm ảnh của chuyến đi để cùng thưởng lãm nhé.
1. Trên đảo Song Tử Tây
2. Dưới tán phong ba
3. Không phải hải cẩu, mà là chó nuôi của chiến sĩ
4. Rau xanh quí giá
5. He he...Ta đây chứ ai

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2008

NƠI XẢY RA TRẬN TỬU CHIẾN ĐẦU TIÊN


Nhà hàng Thanh Thủy
Đây là nơi xảy ra trận tửu chiến đầu tiên, hồi năm 1, do lớp trưởng Nguyễn Văn Quang chủ xị.
Vũ khí mang theo gồm rượu chanh đóng chai và bánh mì. Chỉ gọi nhà hàng 2 dĩa mì xào (vì khôg có tiền mà(!)
Kết quả: Một số chiến hữu say quá mạng. Anh Phạm Ánh bị mất nạn tìm mãi mới ra.
Trận tửu chiến ấy là một trong nhiều trận góp phần tạo ra quá trời bợm nhậu của lớp ta ở khắp mọi miền bây giờ.
Ha...ha...
Ai còn nhớ chuyện gì vui xin kể tiếp.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2008

CÒN 9 TRƯỜNG HỢP CHƯA BIẾT ĐỊA CHỈ

Các bạn này hiện giờ chưa biết được làm gì, ở đâu, gồm:
1. Dương Văn Đông
2. Trần Thị Hảo
3. Ông Thị Hoa
4. Hồ Viết Hòa
5. Nguyễn Thị Diệu Tâm
6. Ngô Thị Linh Thảo
7. Phạm Thị Thiệt
8. Trần Văn Tuấn
9. Nguyễn Thị Xuân
Ai biết được xin phản hồi qua blog này với các số điện thoại:
- Trần Bảo Long- 0982374609
- Nguyễn Ngọc Hiểu- 0905023823
- email: vandalat11@gmail.com

BAN LIÊN LẠC

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2008

CUỘC ĐỜI

Thơ PHẠM ÁNH



Cuộc đời như ngọn nến
Mỗi ngày một ngắn hơn
Tôi đã nặng nghĩa ơn
Với quê hương xứ sở.

Dừa cho tôi vị ngọt
Muối biển thấm gừng cay
Dòng sông quê thân thuộc
Chảy vào tôi mỗi ngày.

Mẹ cho tôi lời ru
Cả một đời lắng đọng
Đời cho tôi cuộc sống
Bao ngọt bùi đắng cay.


Bao buồn vui khép lại
Trong nghĩa nhân ở đời
Lặng thầm như hạt cát
Vẫn rì rầm sông trôi.

GẶP MẶT TẠI ĐÀ LẠT 2006

Ảnh do LÊ NGỌC MINH cung cấp




Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2008

KHÔNG ĐỀ


Thơ TRƯƠNG VĂN LIN



(Bài này làm từ 2 tháng trước nhưng là tác phẩm mới nhất của Trương Văn Lin)

Trong những ngày tháng ba này, rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả phụ nữ đều được người thân, bạn bè, đồng nghiệp chúc mừng. Vậy mà vẫn còn những mảnh đời phụ nữ chẳng những không được chúc mừng mà còn bị đời nhìn với thái độ dè bỉu, khinh bạc. Tôi chỉ là một người bình thường, đúng hơn là tầm thường trong cuộc sống xô bồ này, biết làm gì cho các em bây giờ. Thôi thì, những dòng thơ này xem như một lời chia buồn cùng các em.
Xin đa tạ rất nhiều em gái
Để mấy lần tôi được làm anh.
(Hoàng Nhuận Cầm)



Một thoáng tha phương,
Nửa tỉnh nửa say. Nhập nhoà ký ức.
Anh nhớ hình như đã gặp em ở đâu.
Không phải trong dân ca, em qua cầu trao áo,
Không phải trong ca dao, em đưa tay ngắt ngọn rau ngò,
Càng không phải trong thơ,
Để anh nhét vội bài thơ tình vào trong cặp sách.
Vậy mà Anh đã gặp,
Em dịu hiền như thể người thân
Tay nâng ly mời mọc ân cần
Cũn cỡn áo xiêm, lả lơi tiếng hát
Anh nghe trong câu ca, tiếng cá vẫy nước ròng.
Anh lang thang khắp miệt đồng bằng.
Anh mộng du tên núi, tên sông,
Anh chiêm bao, gió nội hương đồng
Nghe trong khăn tay, bùn non thơm ngọt;
Và trong ly bia mặn rất nhiều nước mắt
Em khóc phận mình. Anh khóc đời anh.
Uống nỗi buồn, bia đá lạnh tanh.