Truyện ngắn của NGUYỄN CÔNG TÙNG CHINH
Ngày cưới ấn định cũng đã đến. Trước khi lên xe hoa về nhà chồng, cha nàng đưa cho nàng một hộp quà được trang trí rất đẹp:
“Ba tặng con của hồi môn về nhà chồng. Đây là món quà có ý nghĩa. Trong đời sẽ có lúc con dùng đến nó và con nhớ đến ba”.
Nàng ngập ngừng, tay run run nhận chiếc hộp, nói vài lời cho cha yên lòng.
Sau ngày cưới, vợ chồng nàng tíu tít mở tất cả các hộp quà mừng tặng. Hộp quà của cha nàng được mở sau cùng: Một chiếc võng nhỏ dành cho trẻ con. Cha nàng đã miệt mài bên bàn máy may để hoàn thành nó vào trước hôm cưới mấy ngày.
Đúng như cha nàng nói, món quà này có ý nghĩa thật. Chiếc võng được may bằng thứ vải đỏ Trung Quốc, in những hoa hồng to màu đỏ thắm, hai mép võng được viền vải màu xanh có hoa văn nhỏ li ti. Nhưng ý nghĩa ở chỗ nó được may bởi bàn tay thô ráp, sần sùi của người cha. Bao nhiêu tình cảm yêu thương của cha được dồn cả vào chiếc võng đỏ. Mẹ mất sớm. Cha nàng không đi bước nữa, ở vậy “gà trống nuôi con”.
Nàng bùi ngùi rưng lệ, cất chiếc võng trong chiếc hộp xinh xắn vào góc tủ.
Hình như chồng nàng có nhìn thấy chiếc võng nhưng anh thờ ơ, không để ý đến bao giờ…
* * *
Nàng sinh hạ con trai đầu lòng. Hai vợ chồng mới ra riêng, thiếu trước hụt sau. Tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc, nàng đành ở nhà làm nghề tráng bánh, nấu rượu và nuôi heo. Đứa con đầu lòng trái tính trái nết, khó ngủ thường gắt gỏng luôn làm khó với người mới bắt đầu làm mẹ như nàng. Chiếc võng nhỏ giúp đứa con ngủ ngon nghe những lời ru ầu ơ còn ngượng ngập của người mẹ trẻ.
Khi thằng bé lên hai, chiếc võng được giặt giũ, gói gém cất vào tủ. Dường như chẳng ai nhớ đến nó nữa, kể cả nàng. Vì sau đó gia đình nàng sung túc nhờ gia đình chồng làm nghề mua bán song mây và trầm. Các đồ vật cũ kỹ trong nhà đều bị mọi người vứt bỏ để thay vào những đồ trang trí nội thất mới, đắt tiền. Chiếc võng đỏ cũng chung số phận nhưng nhờ nàng phát hiện sớm nên đã cố giữ lại làm vật kỷ niệm của người cha quá cố.
Nàng sinh con thứ hai. Lần này, chiếc võng đã không còn được sử dụng. Con thứ hai của nàng được nằm nôi điện đắt tiền. Chỉ cần ấn nút là chiếc nôi đung đưa suốt cả buổi kèm với tiếng nhạc du dương được gài đặt phát ra. Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao đứa trẻ đờ đẫn, lắm bệnh tật, không lâu sau đã rời bỏ nàng mà đi.
Mất đứa con thứ hai là điều đau buồn lớn nhất của nàng. Thêm vào đó cảnh nhà bắt đầu sa sút, gia đình chồng làm ăn lỗ lã thâm hụt, nợ nần chồng chất.
Nàng cố sinh thêm một đứa con nữa để bù vào những hụt hẫng trong tâm hồn. Ngày đứa trẻ ra đời, lòng buồn bã nàng nhớ đến chiếc võng đỏ của cha.
Chiếc võng đã cũ rách, dây dù đã sờn nhưng vẫn dùng được. Nàng âm thầm mạng lại các lỗ thủng. Nghe bùi ngùi nơi khóe mắt giọt lệ rưng rưng. Thế rồi khi đặt đứa con yêu bé bỏng vào chiếc võng để đưa, nàng sửng sốt bất ngờ… Chiếc võng đỏ thắm rực lên!
* * *
Giờ đây, chiếc võng vẫn đỏ dù nó đã cũ.
Nàng vẫn còn dùng nó để ru đứa con yêu của mình. Nàng vẫn hát ru để nhớ lời của người cha ngày xưa khi cho nàng món quà nhỏ. Có khác chăng giờ đây tiếng ru hời không còn ngập ngừng, bỡ ngỡ mà nó thấm đượm cả một quãng đời từng trả đã qua:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay…”.
Ngày cưới ấn định cũng đã đến. Trước khi lên xe hoa về nhà chồng, cha nàng đưa cho nàng một hộp quà được trang trí rất đẹp:
“Ba tặng con của hồi môn về nhà chồng. Đây là món quà có ý nghĩa. Trong đời sẽ có lúc con dùng đến nó và con nhớ đến ba”.
Nàng ngập ngừng, tay run run nhận chiếc hộp, nói vài lời cho cha yên lòng.
Sau ngày cưới, vợ chồng nàng tíu tít mở tất cả các hộp quà mừng tặng. Hộp quà của cha nàng được mở sau cùng: Một chiếc võng nhỏ dành cho trẻ con. Cha nàng đã miệt mài bên bàn máy may để hoàn thành nó vào trước hôm cưới mấy ngày.
Đúng như cha nàng nói, món quà này có ý nghĩa thật. Chiếc võng được may bằng thứ vải đỏ Trung Quốc, in những hoa hồng to màu đỏ thắm, hai mép võng được viền vải màu xanh có hoa văn nhỏ li ti. Nhưng ý nghĩa ở chỗ nó được may bởi bàn tay thô ráp, sần sùi của người cha. Bao nhiêu tình cảm yêu thương của cha được dồn cả vào chiếc võng đỏ. Mẹ mất sớm. Cha nàng không đi bước nữa, ở vậy “gà trống nuôi con”.
Nàng bùi ngùi rưng lệ, cất chiếc võng trong chiếc hộp xinh xắn vào góc tủ.
Hình như chồng nàng có nhìn thấy chiếc võng nhưng anh thờ ơ, không để ý đến bao giờ…
* * *
Nàng sinh hạ con trai đầu lòng. Hai vợ chồng mới ra riêng, thiếu trước hụt sau. Tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc, nàng đành ở nhà làm nghề tráng bánh, nấu rượu và nuôi heo. Đứa con đầu lòng trái tính trái nết, khó ngủ thường gắt gỏng luôn làm khó với người mới bắt đầu làm mẹ như nàng. Chiếc võng nhỏ giúp đứa con ngủ ngon nghe những lời ru ầu ơ còn ngượng ngập của người mẹ trẻ.
Khi thằng bé lên hai, chiếc võng được giặt giũ, gói gém cất vào tủ. Dường như chẳng ai nhớ đến nó nữa, kể cả nàng. Vì sau đó gia đình nàng sung túc nhờ gia đình chồng làm nghề mua bán song mây và trầm. Các đồ vật cũ kỹ trong nhà đều bị mọi người vứt bỏ để thay vào những đồ trang trí nội thất mới, đắt tiền. Chiếc võng đỏ cũng chung số phận nhưng nhờ nàng phát hiện sớm nên đã cố giữ lại làm vật kỷ niệm của người cha quá cố.
Nàng sinh con thứ hai. Lần này, chiếc võng đã không còn được sử dụng. Con thứ hai của nàng được nằm nôi điện đắt tiền. Chỉ cần ấn nút là chiếc nôi đung đưa suốt cả buổi kèm với tiếng nhạc du dương được gài đặt phát ra. Thế nhưng, chẳng hiểu vì sao đứa trẻ đờ đẫn, lắm bệnh tật, không lâu sau đã rời bỏ nàng mà đi.
Mất đứa con thứ hai là điều đau buồn lớn nhất của nàng. Thêm vào đó cảnh nhà bắt đầu sa sút, gia đình chồng làm ăn lỗ lã thâm hụt, nợ nần chồng chất.
Nàng cố sinh thêm một đứa con nữa để bù vào những hụt hẫng trong tâm hồn. Ngày đứa trẻ ra đời, lòng buồn bã nàng nhớ đến chiếc võng đỏ của cha.
Chiếc võng đã cũ rách, dây dù đã sờn nhưng vẫn dùng được. Nàng âm thầm mạng lại các lỗ thủng. Nghe bùi ngùi nơi khóe mắt giọt lệ rưng rưng. Thế rồi khi đặt đứa con yêu bé bỏng vào chiếc võng để đưa, nàng sửng sốt bất ngờ… Chiếc võng đỏ thắm rực lên!
* * *
Giờ đây, chiếc võng vẫn đỏ dù nó đã cũ.
Nàng vẫn còn dùng nó để ru đứa con yêu của mình. Nàng vẫn hát ru để nhớ lời của người cha ngày xưa khi cho nàng món quà nhỏ. Có khác chăng giờ đây tiếng ru hời không còn ngập ngừng, bỡ ngỡ mà nó thấm đượm cả một quãng đời từng trả đã qua:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay…”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét