Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

ĐI NGANG QUA QUÊ …

Người ta bảo : Đời người như một dòng sông. Đời dòng sông qua bao thác, qua bao ghềnh, qua bao buồn - vui, qua những thăng - trầm … rồi hòa chung một một dòng để đổ về biển cả. Thế nhưng đời người khác với đời sông chỉ có một điều : Khi đã sắp hòa dòng về biển – con người lại muốn quay lại về nguồn để thắm thía cảm nhận hai chữ quê hương ngày ngày vẫn chảy trong dòng máu của chính mình. Vậy mà có một lần – một lần thật tình nhớ, thật tình ngậm ngùi – một lần mới đây thôi - quê ở rất gần mà chỉ ghé ngang qua.
   Ghi chép của VĂN QUANG


Kể từ ngày bà nội đi về phía núi – còn người ba không còn trên cuộc đời này nữa – những chuyến thăm quê cứ thưa dần dẫu nỗi nhớ thì vẫn cứ đầy. Vẫn là cách giải thích quen thuộc của những người tha phương cầu thực. Vẫn là cách lý giải của những phận đời mãi loay hoay vì cái chuyện cơm áo, chuyện gạo tiền và bao chuyện khác nữa trong cuộc sống bộn bề này. Vậy nên mới có chuyện : Nhớ quê mà chẳng thể về. Nhớ quê mà chỉ … đi ngang qua quê….
Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhớ quá những ngày theo ba về quê nội. Vẫn là ngã ba Phú Lâm nơi xe trả khách – để rồi nơi đó là chỗ để hai ba con đứng đợi những chiếc cộ bò, nhờ quá giang đoạn đường gần 10 cây số về nhà nội cho đôi chân đỡ mỏi. Có lần chẳng có chiếc cộ bò nào – nên ba đi trước, con theo sau, oằn trên lưng ký su su, củ cà rốt, khoai tây và cả mấy túm trà … làm quà cho bà con lối xóm. Ngày đó còn nghèo lắm. Ngày đó muốn vượt qua hơn 300 cây số về thăm quê phải hết một ngày một đêm ; phải chắt chiu, dành dụm cả năm trời và phải học hành chăm ngoan để khoe với nội. Nghèo khó là vậy mà năm nào cũng một lần về thăm quê, thăm nội không chỉ vì nhớ - mà còn vì cái câu ba dạy : Quê hương là khúc ruột mình. 
Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhớ quá cặp mắt mù lòa của nội vẫn nhận ra đầy đủ tiếng nói, hình hài những đứa cháu mỗi năm, hay nhiều năm chỉ gặp có một lần ; vẫn bao lời thương mến thăm hỏi, nhưng không nhận được câu trả lời nào – bởi mấy đứa nhỏ ở thành phố về không hiểu được tiếng nói của người xứ nẫu. Vậy nên mới có câu chuyện còn nhớ mãi : Mấy đứa cháu từ thành phố về hỏi : Nội ơi ruộng này của ai ? Nội tỏm tẻm nhai trầu bảo : Của nẫu cháu à ! Lại hỏi : Còn đồng kia của ai ? Nội nheo mắt bảo : Cũng của nẫu cháu à ! … Mấy đứa nhỏ ở thành phố về mừng thầm vì ruộng đồng nội mình nhiều quá – bởi chúng nó nghĩ : Của nẫu là của mình. Hỏi ba – ba bảo : Của nẫu là của người ta ! Làm cho mấy đứa nhỏ ở thành phố về quê tiu nghỉu.
Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhớ hạt gạo ruộng nấu trong chiếc nồi làm bằng đồng trên bếp lửa rơm nhưng không bao giờ xới ; nhớ con cá trê đồng không bao giờ chiên mà phải nướng, dầm với thứ nước mắm mặn có trái ớt xanh mới hái sau vườn ; nhớ người con gái ngày nào cũng rủ ra sông hái bó củi tre  - bây giờ đã có tới 5 mặt con mà vẫn mặn mà, đằm thắm ; nhớ người bác, người cô vẫn cần mẫn với ruộng, với đồng – vẫn cần mẫn với cái cày, cái bừa để cây lúa mỗi năm ba vụ tràn sân, đầy bồ và để cột rơm cao hơn mái nhà dành cho con bò, con nghé no nê mỗi lần đồng xa hết cỏ. Người dân quê vậy đó – vẫn cần mẫn sống, cần mẫn làm và cần mẫn cam chịu để rồi những cần mẫn đó làm nên cái rất riêng, rất đẹp của chốn quê nhà.
Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhớ ra lâu lắm rồi không về nơi chôn nhau, cắt rốn của ba mình ; không thắp hương cho nội để thưa với nội rằng : Mấy đứa cháu của nội ở thành phố bây giờ đã lớn, đã trưởng thành, có công ăn việc làm đắp đổi cuộc sống. Có nhiều chuyện buồn, chuyện vui - nhưng có một điều chắc chắn sẽ làm nội không vui – khi nội biết dẫu những đứa con, đứa cháu xa quê, mà bây giờ đã là người thành phố đã lớn, đã trưởng thành nhưng sao không nhớ về những cánh đồng ngày càng vắng bóng người ; nhớ những đôi chân xưa ngập sâu trong bùn quánh mà làm thành những cái tên, những hình hài cho đám con, đám cháu bây giờ.
Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhận ra dòng sông Ba bao đời vẫn âm thầm góp nước đổ về biển cả ; nhận ra những hạt phù sa vẫn chắt chiu cuộn mình trên đồng cho hạt lúa nẩy mầm, cho mùa bội thu ; nhận ra ngã ba Phú Lâm bây giờ không còn phải là nơi để hai ba con đứng đợi chiếc cộ bò, nhờ quá giang mỗi lần về thăm quê của mấy chục năm về trước – mà ngã ba Phú Lâm xưa đã là con đường rộng, xe cộ ầm ào ngày cũng như đêm, ngược xuôi về quê nội và nhận ra chút thật lòng của chính mình : Sao cứ mãi đi ngang qua quê …. ?
Người ta bảo : Đời người như một dòng sông. Đời một dòng sông qua bao thác, qua bao ghềnh, qua bao buồn - vui, qua những thăng - trầm … rồi hòa chung một một dòng để đổ về biển cả. Thế nhưng đời người khác lắm với đời sông chỉ có một điều : Khi đã sắp hòa dòng về biển – con người lại muốn quay lại về nguồn để thắm thía cảm nhận hai chữ quê hương ngày ngày vẫn chảy trong dòng máu của chính mình. Vậy mà có một lần – một lần thật tình nhớ, thật tình ngậm ngùi – một lần mới đây thôi, quê ở rất gần mà chỉ ghé ngang qua…..
…. Mùa này đi ngang qua quê – chợt nhận ra những hạt nắng hiếm hoi rớt xuống dòng Ba trong mùa nước lụt ; nhận ra những cánh đồng trắng nước đang chờ vụ mới và chợt nhận ra có cánh cò mồ côi đang chấp chới bay về phía góc chân trời – rồi tự hỏi : Có phải nó cũng đang đi ngang qua quê ? ….


Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

NGÀY 20-11 ĐẶC BIỆT

Hôm nay là ngày 20-11 có một không hai trong lịch sử Tây lịch. Bạn hãy xem cả ngày tháng năm được lặp lại một cách đặc biệt: 20112011; hãy nên xé lịch và lưu lại
Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11), xin chúc mừng các thầy cô:
Nguyễn Công Tùng Chinh - Trường PTTH Nguyễn Khuyến- An Khê (Gia lai)
Trần Thị Ánh Nguyệt - Trường Kỹ thuật Lâm Đồng
Lê Tú Oanh - Trường THCS Lam Sơn (Đà Lạt)
Nguyễn Xuân Thanh - Trường THCS Hòa Lạc (Lâm Hà - Lâm Đồng)
Ngô Thị Linh Thảo - Trường THCS Hùng Vương (Bảo Lộc)
Nguyễn Thị Bảo Thúy - Trường THPT Bảo Lộc
Trần Tuấn - Trường PTCS Hoài Thanh (Hoài Nhơn- Bình Định)
Chúc các thầy cô: HẠNH PHÚC, SỨC KHỎE, THÀNH ĐẠT,sớm trở thành Nhà giáo Nhân dân
BAN LIÊN LẠC

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

ĐƯỜNG ANH NGỮ LÊN CHỨC PHÓ BAN DÂN VẬN, HUỲNH THỊ PHƯỢNG LÊN CHỨC PHÓ CHỦ TỊCH HỘI PHỤ NỮ

Ban Liên lạc xin thông báo tin để mọi người chúc mừng:
- Anh Đường Anh Ngữ vừa có quyết định bổ nhiệm làm Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lâm Đồng. Trước đó, Anh Ngữ là chánh văn phòng Ban Dân vận tỉnh uỷ
- Chị Huỳnh Thị Phượng vừa đắc cử chức Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa. Trước đó, chị Phượng là chánh văn phòng Hội phụ nữ tỉnh
BAN LIÊN LẠC 

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

VÔ TÌNH

Ghi chép của VĂN QUANG







  Cuộc sống này vẫn thế - vẫn có những điều từng phút, từng giờ và từng ngày vẫn đi qua cuộc đời của mỗi người. Cứ tưởng là bình thường, hay vô tình thôi, vậy mà có lần giật mình nhớ lại những điều bình thường, vô tình ấy – bỗng thấy hụt hẫng như vừa đánh mất những gí quý giá nhất mà không bao giờ tìm thấy lại được. Vậy là tiếc quá, rồi chợt nhớ hai câu thơ của ai đó : Có những lúc trên con đường tấp nập – Ta vô tình đi lướt qua nhau.
-------------------------------------------
Có những lúc trong ngổn ngang của cuộc sống – ta lơ đãng nhìn một nụ mai vàng nở giữa mùa hè. Ừ thì mai vàng đấy thôi. Vẫn là sắc của một loài hoa. Vẫn là hương của một loài hoa. Vẫn kết nụ để rồi nở thành hoa. Và vẫn là cánh hoa năm cánh trong muôn ngàn cánh hoa năm cánh khác vẫn hiện hữu trong cuộc sống này. Thế rồi có một ngày cánh hoa vàng rơi rụng – lại giật mình hỏi vì sao lại có cánh mai vàng nở giữa mùa hè nắng chói mà cánh mai vàng ấy phải nở vào mùa xuân mới phải. Tự hỏi : Sẽ còn nụ mai vàng nào nở vào mùa hè ? Câu trả lời chắc chắn là không .Vậy là vô tình.
Có những lúc trong tất bật của cuộc sống – ta lạnh lùng trước một nụ cười thân thiện giữa chốn đông người. Rồi nụ cười ấy đi xa, khuất phía sau lưng, không kịp nhớ ra, mà chỉ còn suy nghĩ chuyện lên cơ quan nhận lương mua cho mình chiếc ti vi mới, chuyện tặng bạn mình món quà sinh nhật chiều nay, hay chuyện ngày mai khao đám bạn vì mình vừa nhận được tấm bằng khen cấp tỉnh. Tối về nhà nhận được tin nhắn : Sáng nay gặp lại anh mừng quá mà không dám gặp. Dạo này anh khỏe không ? Cho em gửi lời thăm má. Chợt nhớ nụ cười ấy là của người con gái mình đã yêu hồi sinh viên. No đói có nhau. Khóc cười có nhau. Vậy mà vô tình.
Có những lúc trong bon chen của cuộc sống – ta nâng ly uống cạn, thốt bao lời hay, ý đẹp trước những con người chỉ gặp một lần và có thể là chỉ một lần thôi trong đời. Và cũng có lúc trong những hân hoan – ta say mèm với bạn bè trong ngày sinh nhật của chính mình ; say mèm trong những nụ hoa hồng, say mèm trong tiếng hát, điệu nhạc trong căn phòng lắc lư ánh đèn đủ màu và say mèm những lời chúc tụng cho một ngày sinh, cho một hình hài. Tối về say mèm mở cửa – đã thấy má mình đứng đó đợi từ lúc nào. Nghe má hỏi : Say hả con. Say cũng phải - hôm nay là ngày sinh của con mà! Giật mình : Sao không có má trong ngày sinh ? Sao không có má trong ngày vui cho một hình hài ?  Vậy là lỗi vô tình.
Có những lúc trong cô đơn của cuộc sống – ta thèm được nắm tay đứa trẻ, bi bô gọi tiếng ba, tiếng mẹ ; thèm ngắm nhìn những đôi trai gái dắt tay nhau trên con đường vắng ; thèm một mái ấm có vợ, có chồng dẫu có giận, có hờn và có yêu thương. Những lúc như thế - chẳng hiểu sao lại lục tìm những tấm hình đã cũ có đôi trai gái trong ngày thành vợ, thành chồng ; có người cha  già chống gậy cưới vợ cho con ; có đứa cháu gái chúc mừng hạnh phúc cô chú khiến cả nhà rưng rưng nước mắt và có bà con hai họ đủ cả mong năm sau có đứa con trai đầu lòng cho vui cửa vui nhà. Tấm hình đã cũ có đôi trai gái trong ngày thành vợ, thành chồng bây giờ chỉ còn có một người. Người kia đi rồi vì vô tình đấy thôi !
Có những lúc trong muộn phiền của cuộc sống này – cảm ơn những người bạn già, bạn trẻ cho ta sự giàu có tình người. Một nụ cười, một lát khóm chua ; một ly rượu trắng – vậy mà chất chứa biết bao nhiêu cảm hứng sống, cảm hứng vượt qua và cảm hứng đứng lên để đi những bước cuối cùng của một phận làm người. Cuộc sống này sẽ như thế nào nếu thiếu sự yêu thương của tình anh em không ruột thịt. Cuộc sống này sẽ nhạt nhẽo biết chừng nào nếu không có một nụ cười, một lát khóm chua, một ly rượu trắng để được và luôn nghĩ về nhau. Vậy mà có lần nụ cười không ngọt, lát khóm không chua, ly rượu trắng không say nên … vô tình khiến ta chút chạnh lòng.
Có những chuỗi ngày dài bận rộn với cơm áo, gạo tiền – ta vẫn miệt mài đi trên con đường của nhiều người cùng đi ; vẫn tính chuyện hơn –  chuyện thua ; chuyện được, chuyện mất ; chuyện thương – chuyện ghét và trăm thứ chuyện có vui, có buồn trong cuộc đời này. Mỗi ngày gặp nhau với chừng ấy con người. Mỗi ngày gặp nhau với chừng ấy công việc và mỗi ngày gặp nhau chỉ chừng ấy cảm xúc – không gần lại nhưng không xa hơn ; không thân thiện, nhưng cũng không thù ghét. Tất cả cộng lại chỉ là một cảm xúc không rõ ràng, nhưng lại cụ thể vì chuyện cơm áo, chuyện gạo tiền. Vậy rồi có một ngày mấy chục con người không còn đi trên lối chung – bỗng nhiên lại bật khóc. Thêm một lần nữa lại vô tình.
Có những điều rất bình thường nhưng đáng yêu thương lắm. Có những điều rất bình thường nhưng đáng nhớ, đáng trân trọng để cuộc sống này thêm vị ngọt. Nhưng để những điều bình thường đáng yêu thương, đáng nhớ và đáng trân trọng thì đừng để sự vô tình cứ mãi luẩn quẩn trong cuộc sống của chính mình. Có người vẫn hỏi vì sao vũ trụ  này có sự luân chuyển giữa ngày và đêm – và vì sao mỗi đời người sinh ra rồi có một ngày cũng phải xuôi tay, nhắm mắt. Dễ hiểu đấy thôi : Vũ trụ này có sự luân chuyển giữa ngày và đêm. Mỗi đời người sinh ra rồi có ngày phải xuôi tay nhắm mắt là vì bảo con người đừng quá vô tình với những điều tưởng chừng bình thường, nhưng đôi khi chỉ là duy nhất và thêm yêu quý thời gian, yêu quý ngày mai của chính mình.
Tháng 9. 2011

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

VỀ LẠI KÝ TÚC XÁ THĂM PHÒNG Ở CŨ

Đã gần nửa đêm, Công Bình đề xuất về thăm Ký túc xá, cả nhóm ở nhà B5 cũ đồng tình hưởng ứng. Vụ này có một video clip làm tư liệu độc cho phim tư liệu của lớp ta
Trước nhà B5, dãy nhà này sắp đập đề làm nhà tập thể thao, may mà còn thăm kịp

May quá vào được phòng B5-6

Công Bình ôn nghèo kể khổ với con trai chuyện ngày xưa ba đi học

Ngọc Hiểu trên chính chiếc gường hơn 20 năm trước

Văn Quang nói:"Hồi xưa, tao cũng ngủ mấy lần trên gường của mày, đây" 

Trương Lin và Công Bình trên chiếc gường cũ của Trương Lin

Từ Của không vào phòng cũ được đành... bồi hồi cảm xúc ở phòng B5-6

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

LÊN LANGBIANG ĐỐT LỬA, UỐNG RƯỢU, NHẢY MÚA, HÁT CA

Ngày thứ hai của cuộc gặp 20 năm, bọn ta- có kẻ mang theo cả vợ con, cùng nhau hành quân lên đỉnh Lang Bi Ang, ngắm hoàng hôn rơi xuống thành phố Đà Lạt; rồi đợi đêm xuống, hạ trại ở thung lũng Trăm năm, cùng nhau đốt lửa, uống rượu và hát ca...
Chuẩn bị lên Lang Bi Ang

Đường lên đỉnh

Rừng núi Lang Bi Ang trong nắng chiều

Trên đỉnh Lang Bi Ang

Hạ sơn xuống thung lũng Trăm năm, Bảo Long làm già làng đốt lửa mở màn cuộc vui

Mời uống rượu cần

Bắt đầu nhảy múa

Nhảy múa các kiểu



Nhảy múa các kiểu


Tùng Chinh nữ sĩ vừa hát nhạc Tây vừa ca vọng cổ

Văn Quang với "Còn chút gì để nhớ"

Công Bình với "Thu hát cho người"

Hồng Nga và Trà My với "Ngàn thu áo tím"

Văn Bình với "Thơ tình cuối mùa thu"

Mẹ con Nguyệt tham gia chương trình văn nghệ
Các khán giả nhí

Hát lại những bài hát của ngày xưa

Vừa uống vừa hát

Vừa hát vừa uống...

Vừa uống vừa nhảy

Đêm càng khuya,càng...quá đã (!)

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

THẦY HÙNG ĐẾN THĂM LỚP

Sáng sau ngày họp lớp, thầy Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ nhiệm lớp hồi năm 1 đến thăm lớp ở cà phê Minh Nhật. "Thầy mời cả lớp ăn sáng, các em nhé"- Thầy Hùng nói


Tùng Chinh nữ sĩ tặng thơ thầy Hùng
Hương Hải đến chúc sức khoẻ thầy Hùng
THẦY HÙNG ĐỌC THƠ TẶNG CHO LỚP
"Điều có thể đã hoá thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi"
(Thơ Nguyễn Trọng Tạo)
"Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé
Dòng nước trôi đi giọt nước lại rơi về"
(Thơ Nguyễn Duy)
"Phút bất chợt ánh mắt nhìn thăm thẳm
Em hiểu gì giông tố của lòng tôi"
(Thơ Nguyễn Mạnh Hùng)
Huỳnh Thị Sen đến thăm hỏi thầy Hùng

CUỘC NHẬU NỐI TIẾP Ở NHÀ THẦY TÀI CÔ PHƯỢNG

Sau cuộc vui liên hoan ở nhà hàng kéo dài đến hơn 11g đêm, thầy Tài và cô Phượng mời  bọn còn sống sót về nhà làm gà uống rượu tiếp. Thầy Bá bổng dưng thành đầu lĩnh của bọn ta.
Phòng khách nhà thầy Tài thành chiếu nhậu
Hai "mỹ nhân" của cuộc nhậu cô Phượng và Trà My vừa hoàn thành nồi cháo gà
Thầy Bá thành đầu lĩnh của bọn ta ngồi như tượng
Mặc cho Văn Bình đã quá... buồn ngủ, thầy Tài vẫn say sưa nói chuyện

CUỘC GẶP 2O NĂM

                                Tiếp đón thầy cô- Đón thầy Phạm Hậu Thành
Đón vợ chồng thầy Huấn cô Mai

Thầy Hảo thay mặt đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường đến tham dự buổi gặp mặt

MC Vĩnh Lương dẫn chương trình mở đầu buổi gặp mặt

Bảo Long đọc diễn văn tại buổi gặp mặt

Thầy Nguyễn Thanh Châu phát biểu

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Văn Quang và Trà My tặng hoa cho nhà trường


Tặng hoa và quà tri ân các thầy cô

Trao học bổng cho cho sinh viên bốn khoá đang học ở khoa Ngữ văn- văn hoá học

Ngọc Hiểu giới thiệu về tình hình từng thành viên của lớp sau 20 năm
Chụp hình lưu niệm các bạn về họp mặt

Chụp hình lưu niệm với lãnh đạo nhà trường và thầy cô 
                                           Thầy Tài với Thầy Bá vui với lớp tại buổi liên hoan
Thầy Thành vui với lớp tại buổi liên hoan