Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

NHỮNG NGÀY ĐÀ LẠT

JULIA WILKINSON

Nhà báo Julia Wilkinson là người Hồng Kông đã từng đến Đà Lạt rất nhiều lần. “Những ngày Đà Lạt” (Dalat days) là ấn tượng của những lần tìm đến thành phố Cao Nguyên, đăng trên tạp chí Macco Polo số 3-1994. Đây là một bài viết rất hay về Đà Lạt do Ngọc Hiểu sưu tầm, xin tặng các bạn



Mọi ngày bình minh lên rạng rỡ và mát lành, giống như mùa xuân tại Pháp. Mùi thơm của cà phê vừa mới pha thấm qua khu chợ của thành phố đầy ắp những rau quả từ những ngọn đồi lân cận – dâu và hoa tươi, a-ti-sô và quả bơ, dưa hấu và rau ráng. Nơi quảng trường, những tài xế tắc-xi đội mũ bê-rê đang chăm chú đánh bóng ca-pô những cái xe Peugeot 203 trắng của họ, trong khi người dân thành phố lang thang đi vào những quán cà phê ám khói bên lề đường để dùng điểm tâm với bánh croissant và cà phê.
Bạn có thể hiểu tại sao người Pháp yêu Đà Lạt, cái trạm dừng trên đồi nổi tiếng nhất của miền Nam Việt Nam. Thành phố này - cách thành phố Hồ Chí Minh 320km và cao 1.350m, nằm ở những chân đồi phủ đầy thông của vùng Cao Nguyên Trung phần – có cái mơ màng ngái ngủ và cái khí hậu dễ chịu của một thôn làng tỉnh lẻ của nước Pháp. Bao quanh bởi những khu rừng xanh muôn thuở cùng một số hồ và thác nước, Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng, tránh xa khỏi cái nóng thiêu đốt của những đồng bằng ven biển, bụi bặm và cái ồn ào náo nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả một sách hướng dẫn du lịch của những năm 1930 đã viết: “Không khí trong lành của Đà Lạt kích thích sự ngon miệng và tạo ra một khuynh hướng ưa thể dục và công việc trí óc là những cái mà người ta không bao giờ cảm nhận được tại Sài Gòn”.
Bác sĩ Alexandre Yersin - một người Pháp - được công nhận là người đã “khám phá ra” Đà Lạt vào năm 1893. Khoảng 15 năm sau đó một thành phố được thành lập. Nó nhanh chóng trở thành một nơi nghỉ mát nổi tiếng cho những cư dân châu Âu - họ xây những villa, sân tennis và thậm chí một trường châu Âu tại những sườn đồi rợp bóng cây.
Được mệnh danh là PARIS NHỎ (le petit Paris), xưa kia Đà Lạt đã luôn luôn được xem như là một nơi nghỉ dưỡng thượng lưu - Cựu Hoàng của Việt Nam, Bảo Đại – đã xây một dinh thự nghỉ mát mùa hè tại đây vào năm 1933, cũng là năm mà viên toàn quyền Đông Dương Pháp đã thiết lập ngôi nhà tạm trú 25 phòng của ông ta. Vào khoảng những năm 50, Đà Lạt nổi tiếng trong giới thượng lưu về việc săn bắn những con thú lớn. Một cuốn sách mỏng vào thời đó đã ghi nhận rằng “với 2 tiếng đồng hồ bằng xe hơi – phát xuất từ thành phố - có thể đến được những khu vực săn bắn có rất nhiều nai, hoẵng, công, trĩ, heo rừng, báo, hổ và voi”.
Việc săn thú lớn từ lâu đã không còn nữa, những lâu đài đã trở thành những điểm du lịch và phần lớn trong số 2.000 vi-la đã xuống cấp không còn sửa chữa được nữa, nhưng cái thành phố của “MÙA XUÂN VĨNH HẰNG” này (nhiệt độ trung bình hàng ngày là 24 độ C) vẫn còn quyến rũ được du khách, nhất là những tỉnh trong nước về đây để hưởng tuần trăng mật.
Nhưng họ không phải là những người duy nhất phải xiêu lòng vì những nét yêu kiều của Đà Lạt: trong mấy năm vừa qua, một công ty liên doanh Hồng Kông đã nhặt lên cái mà người Pháp trước đây đã bỏ xuống. Công ty này đang nâng cấp, tái thiết những khách sạn và vila, xây dựng một sân gôn (golf) 18 lỗ trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố.
Nhưng Đà Lạt không chỉ có những ngọn đồi xanh, những thác nước và những tiện nghi thượng lưu. Ở đây còn phảng phất một nền văn hoá Việt – Pháp, một bầu không khí Bô-hê-miên vừa lôi cuốn vừa kỳ dị. Khu trung tâm thành phố có sự pha trộn giữa cái mới và cái cổ: những quán cà phê kiểu xưa, những cửa hàng ngũ kim, những phòng chiếu video. Rạp chiếu bóng chiếm vị trí vinh dự, với những cái xe gắn máy, xe ngựa và những cái tắc-xi hiệu Peugeot lượn quanh nó từ sáng sớm đến hoàng hôn…

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2008

ẢNH BA CHIẾN HỮU GẶP NHAU QUẬY Ở SÀI GÒN

Ảnh của HƯƠNG HẢI

Vậy là thông tin của Ngọc Minh (có hơi than phiền) trong entruy trước là rất chuẩn xác (ông này là nhà báo mà). Không biết thế nào mà Công Bình từ Nha Trang, Trà My từ Tây Ninh, gặp Hương Hải tại Sài Gòn, theo kiểu "mình ba đứa hôm nay gặp nhau", quậy đến 2, 3 giờ sáng...Ông Ngọc Minh và anh chị em ơi, xem ảnh quậy
đây nè!



Thứ Hai, 21 tháng 7, 2008

CÔNG BÌNH, HƯƠNG HẢI, TRÀ MY QUẬY Ở SÀI GÒN

(Văn Đà Lạt 11- 20/7) 3 giờ sáng ngày 16-7, khi Ngọc Minh đang yên giấc ở Hội An thì Hương Hải điện thoại, báo tin là đang nhậu cùng Công Bình và Trà My ở Sài Gòn. Phải công nhận rằng, nếu bộ tam này mà gặp nhau ở trung tâm ăn chơi lớn nhất nước này thì tha hồ quậy tới bến mà chẳng sợ ai nhắc nhở nhỉ.

Sau đó Trà My thông báo rằng sẽ spot ảnh lên blog mà chẳng thấy đâu. Đã vậy chẳng biết “bia nói” hay Trà My, Hương Hải nói mà bảo sẽ ghé Nha Trang trước khi khai giảng năm học, nhờ Minh lên blog thông báo để ai biết thì tập trung về Nha Trang.

Chẳng biết thật hư thế nào, thôi thì gửi cho quản trị blog xử lý vậy!
NGỌC MINH

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2008

ĐÁM CƯỚI GIANG- NGỮ

Trong số ảnh tư liệu của Bảo Long và Hồng Nga,có ảnh đám cưới của Giang - Ngữ.Trong ảnh có nhiều thầy cũ và các bạn ở Đà Lạt

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

HÌNH CỦA LỚP DO BẢO LONG VÀ HỒNG NGA LƯU GIỮ (Phần 1)

Bảo Long và Hồng Nga vừa cung cấp 27 ảnh tư liệu của lớp. Có nhiều tầm đen trắng từ lâu lơ lâu lắc. Văn k11 công bố nhanh mấy ảnh đầu. Sẽ công bố nhiều kỳ theo từng chủ đề cho bà con theo dõi. Nhân đây, Ban liên lạc tiếp tục mọi người góp ảnh xây dựng kho tư liệu ảnh của lớp thêm phong phú

Ảnh tư liệu của BẢO LONG


Anh em năm 1 chụp trước
Văn phòng khoa,
có thầy Hùng
và thầy Biên

Chị em
- giờ nhìn lại
... quá đẹp


Chụp chung
cả lớp
không nhớ
ở chỗ nào nữa


Píc níc
trong Thung lũng
Tình yêu


Chụp ở
Hồ Đa Thiện
hình như có
cả thầy Hòa
dạy VH Trung Quốc

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2008

TRÊN SÔNG CÓ NẮNG CUỐI NGÀY

Tản văn của NGUYỄN NGỌC HIỂU

Lâu quá chẳng thấy ai gởi bài về vandalat11@gmai.com hết. Đành post lên bài dự trữ này



Không còn email với tin chờ, những cuộc họp và những cuộc… nhậu. Ta đã thoát khỏi đám đông trong thành phố, mang theo chiếc máy ảnh, chạy ra bãi soi sông Ba để ngắm… nắng.
Mặt trời xuống, sắp chạm vào đỉnh dãy núi xa mờ. Mặt sông đã chuyển sang một sắc mơ màng. Ai đó vừa phất chiếc áo ảo diệu lên những bãi soi yên ả.
Các em nhỏ ngồi câu cá, có mấy chú chuồn chuồn ớt thản nhiên đỏ rực trên chiếc cần câu. Những chiếc đò đầy cỏ đang chở những vệt nắng cuối cùng chầm chậm qua những lạch sông vắng. Và phía xa kia, đàn bò đủng đỉnh về xóm trong ráng chiều.
Ở thời khắc này, mấy ông “thầy” cầm máy ở tòa soạn ta đã dạy rằng: Đây lại cơ hội tuyệt vời của nhiếp ảnh, khi nắng trở thành nguồn sáng xiên đặc biệt dân trong nghề gọi là cross-light, dễ tạo hào quang lên mọi cảnh vật, để giúp ta có được những bức ảnh nghệ thuật.
Sau bao ngày hì hục chụp, nhưng chẳng được mấy bức ra hồn, ta đã phát hiện ra rằng, mình thường xuyên bị “kéo” ra đây không phải vì nghệ thuật bấm máy. Mà chính cây cỏ và hương đất , bầu trời và tiếng chim… cùng cái nắng huyền mị lửng lơ trên mặt sông kia, đã quyến dụ mình.
Trí óc ta lại quay về bãi sông quê Bánh Lái của ngày nhỏ.
Ở đó ta tuổi trạc các cậu bé đang câu cá kia thôi, ngày nào cũng trốn người lớn đi tắm sông, rồi mải mê dõi theo những cú rơi thẳng đứng xuống mặt nước của loài chim bói cá. Ta đã cùng chúng bạn bày ra bao nhiêu trò nghịch ngợm trên những soi dưa. Những bãi soi nồng nàn hương đất ấy, đã cho bọn mục đồng biết đọc cổ tích, gần hơn với những giấc mơ An Tiêm, để lớn lên thành người.
Rồi từ bến sông quê, ta đã đi qua bao nhiêu dòng sông trong cuộc đời mình …mà không kịp nhớ hết những chiều nghiêng nắng xuống những dòng sông ấy.
Đó có thể là một chiều ráng đỏ trên dòng Bến Tre mênh mang, làm cả bọn sinh viên gốc miền Trung lần đầu giáp mặt sông nước miền Tây, thích thú làm một trận té nước suýt bị chìm đò.
Hoặc là cảnh hoàng hôn rơi xuống mái rừng nhuộm tím đoạn sông vắng bên chân đèo Tô Na hoang dại, trong chuyến du khảo ngược Đường 7 cũ của nhóm phóng viên trẻ hơn mười năm trước.
Hay lúc ta bị lỡ chuyến xe đò cuối ngày, phải bắt hon đa ôm từ PlâyCu ngược qua Kon Tum, trong cảnh bụi đỏ và hoa quì vàng cuối mùa của bắc Tây Nguyên, để tình cờ được thấy một hoàng hôn trôi ngược về hướng mặt trời trên dòng Đăkbla kỳ lạ. Cũng như một nhóm bạn ta, bỗng dưng sao lại trôi ngược về đây...
Đời người có những khoảnh khắc thật lạ. Ngắm sông thì nhớ núi. Ra biển lại nhớ sông. Đi xa thì nhớ chốn quê nhà. Ngồi một nơi lại nhớ những tháng ngày rong ruổi … Để rồi có những buổi chiều tình cờ gặp một dòng sông nào đó, cũng đều thôi thúc ta một chuyến viễn du về phía thượng nguồn…

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2008

HAI BÀI THƠ MỚI CỦA VĂN QUANG, SAU VỤ MẤT TRỘM



Thay vì gởi series ảnh du ký Thái Lan như đã hứa, Văn Quang chỉ gởi được 1 ảnh còn sót lại. Nguyên nhân trộm vào nhà "ẳm" mất cái laptop, bao nhiêu hình ảnh lưu trữ trong đó cũng đã ra đi...theo thằng ăn trộm,cùng một số tiền lớn (chưa thể công bố). Chán đời quá...làm thơ. Thế là quá tốt, tốt...hơn ý định làm một xị...thuốc sâu ( việc quái gì, ta cứ qui chúng ra rượu). Bèn thay series ảnh đi Thái bằng 2 bài thơ.




NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐI QUA ĐỜI TÔI ...

Người đàn bà đi qua đời tôi
Đêm chồng vợ nhớ về thời con gái
Mảnh trăng khuyết kẻ vô tình trộm hái
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

Người con gái đi qua đời tôi
Ngang qua đêm rồi trở thành thiếu phụ
Chợt nghe câu hát cũ
Người đàn bà đi qua đời tôi...

VĂN QUANG





KHÔNG ĐỀ

Trong hạnh phúc vẫn thấy mình cô đơn
Khi em mượn một người đàn ông làm đám cưới
Đã lâu rồi ta quên nhóm củi
Nên lửa đâu mà sưởi một tình người.

(kẻ trộm mới ghé thăm nhà. đang chán đời ! vậy thôi !!!)
VĂN QUANG

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2008

BẢO LONG XUỐNG NHA TRANG CHỤP HÌNH VỚI CÁC HOA HẬU

“ Thái tử” BẢO LONG đến Nha Trang để được chụp ảnh cùng các Hoa hậu, bị... phát hiện



Văn Đà Lạt 11 (4/7)- Sau khi có những thông tin về cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 diễn ra tại thành phố Nha Trang (do Lê Ngọc Minh cung cấp), Thái tử “Bảo Long” đã bố trí ngay một cuộc công du và có mặt tại Nha Trang vào cuối chiều 3/ 7 để tìm cơ hội gặp gỡ các người đẹp.
Sau khi đến Nha Trang, Thái tử “Bảo Long” đã có ít nhất 2 giờ chờ đợi để được gặp mặt các người đẹp, nhân họ đến thăm Làng trẻ em SOS Nha Trang. Sự “đường đột” của chuyến công du này khiến Thái tử “Bảo Long” không kịp “thông báo” cho anh chị em đang thường trú tại Nha Trang. Xui cho Thái tử “Bảo Long”, những người làm báo ở Khánh Hòa đã kịp thời phát hiện và ghi nhận nhiều tình tiết khi “thái tử” đang tìm cách “tiếp cận” các người đẹp. Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Thái tử “Bảo Long” đã cố gắng tìm các cơ hội để chụp ảnh với một số người đẹp tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 (có gởi ảnh làm bằng chứng, hình 1 chụp với hoa hậu Thổ , hình 2 chụp với hoa hậu Nhật). Tuy nhiên, Thái tử “Bảo Long” đã phủ nhận “ý đồ” riêng và cho rằng đây là một chuyến công tác đích thực. Tối 3/ 7, Thái tử “Bảo Long’ đã có cuộc “hội đàm” với 2 thành viên Văn k11 là Phạm Bai và Phan Tiên Minh về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên nội dung cụ thể thế nào vẫn chưa được tiết lộ.
Được biết, do bị “lộ diện”, nên Thái tử “Bảo Long” đành tiết lộ sẽ còn ở lại Nha Trang đến cuối ngày 7/ 7 (tức hết ngày chủ nhật). Các thành viên K11 khi đọc được thông tin này và có ý kiến gì nên liên hệ trực tiếp với Thái tử “Bảo Long” tìm hiểu vấn đề một cách tường tận

NGƯỜI QUAN SÁT

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2008

NHỚ ĐÀ LẠT

Thơ PHẠM ÁNH

Đây là sáng tác mới nhất của Pham Ánh gởi Văn Đà Lạt 11

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2008

HOA HẬU Ở NHA TRANG (Phần 3)

Ảnh của LÊ NGỌC MINH

Theo đề nghị của quản trị blog văn 11, Ngoc Minh gửi tiếp cho các bạn thưởng thức chùm ảnh các HHHVTG gặp mặt thân mật lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà. Khi xem các ông tướng Văn 11 đừng quá chắp lưỡi trước mặt bà xã và người yêu nhé. Ảnh gồm các phần:

1/ Quang cảnh buổi gặp mặt

2/Các hoa hậu chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh.

3/Các hoa hậu tạm biệt quan khách.





HOA HẬU Ở NHA TRANG (Phần 2)

Ảnh của LÊ NGỌC MINH





HOA HẬU Ở NHA TRANG (Phần 1)

Ảnh của LÊ NGỌC MINH

Ngày 30-6-2008, 81 HHHV diễu hành trên đường Trần Phú, TP.Nha Trang. Dịp này Ngọc Minh có tia vài tấm ảnh gửi các bạn gần xa thưởng ngoạn.

Văn Đà Lạt 11 đề nghị Ngọc Minh làm PV ảnh cho blog suốt mùa hoa hậu này luôn nhé